image banner
Trang thông tin điện tử đang trong giai đoạn thử nghiệm. Chào mừng bạn đến với trang thông tin điện tử Ban QLDA công trình NN&PTNT tỉnh Cà Mau !

Huyện Thới Bình

Dân số : 135,681 người

Diện tích : 636.4 km2

Huyện U Minh

Dân số : 101,815 người

Diện tích : 771.8 km2

Thành phố Cà Mau

Dân số : 222,991 người

Diện tích : 249.2 km2

Huyện Trần Văn Thới

Dân số : 189,126 người

Diện tích : 697.5 km2

Huyện Đầm Dơi

Dân số : 183,332 người

Diện tích : 810.0 km2

Huyện Cái Nước

Dân số : 138,444 người

Diện tích : 417,1 km2

Huyện Phú Tân

Dân số : 103,894 người

Diện tích : 448.2 km2

Huyện Năm Căn

Dân số : 65,719 người

Diện tích : 482,8 km2

Huyện Ngọc Hiển

Dân số : 77,819 người

Diện tích : 708.6 km2

Huyện Thới Bình

Dân số : 135,681 người

Diện tích : 636.4 km2

Huyện U Minh

Dân số : 101,815 người

Diện tích : 771.8 km2

Thành phố Cà Mau

Dân số : 222,991 người

Diện tích : 249.2 km2

Huyện Trần Văn Thới

Dân số : 189,126 người

Diện tích : 697.5 km2

Huyện Đầm Dơi

Dân số : 183,332 người

Diện tích : 810.0 km2

Huyện Cái Nước

Dân số : 138,444 người

Diện tích : 417,1 km2

Huyện Phú Tân

Dân số : 103,894 người

Diện tích : 448.2 km2

Huyện Năm Căn

Dân số : 65,719 người

Diện tích : 482,8 km2

Huyện Ngọc Hiển

Dân số : 77,819 người

Diện tích : 708.6 km2

Giải trình, trao đổi một số vấn đề liên quan đến việc triển khai Dự án các Tiểu vùng thủy lợi II, V, XVIII – Nam Cà Mau
Màu chữ

Sau khi nhận được báo cáo giám định kết quả triển khai thực hiện Dự án các Tiểu vùng thủy lợi II, V, XVIII – Nam Cà Mau của Hội đồng giám định, để tiện cho việc tiếp thu, trao đổi, thảo luận, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hệ thống lại một số vấn đề lớn, có nội dung như sau:

 

 * Vấn đề khép kín hay không khép kín các Tiểu vùng thủy lợi Nam Cà Mau:
 

Theo đánh giá bước đầu của Hội đồng giám định và ý kiến của nhân dân, việc khép kín các Tiểu vùng sẽ dẫn đến không đáp ứng yêu cầu cấp, thoát nước cho nuôi tôm, trồng lúa; gây ô nhiễm môi trường dẫn đến dịch bệnh; giao thông, đi lại và vận chuyển đường thủy gặp khó khăn…
 

Theo Hội đồng giám định, nguyên nhân của vấn đề trên là do: viêc sản xuất của tỉnh chưa thực hiện đúng quy hoạch (việc sản xuất không theo quy hoạch là do mô hình tôm – lúa không bền vững; đất nhiễm mặn kéo dài, khó cải tạo; hiệu quả nuôi tôm, nhất là tôm công nghiệp cao hơn trồng lúa…); ngành chức năng chưa chủ động, kịp thời trong rà soát, điều chỉnh quy hoạch sản xuất, quy hoạch thủy lợi.
 

Hội đồng giám định kiến nghị: không thực hiện khép kín Tiểu vùng Nam Cà Mau, chỉ nên tập trung nạo vét hệ thống kênh bị bồi lắng để đảm bảo cấp, thoát nước cho nuôi tôm. Nếu có khép kín thì chỉ thí điểm 01 Tiểu vùng để đánh giá, rút kinh nghiệm.
 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp thu và trao đổi vấn đề này:
 

Đánh giá Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn còn chậm và lúng túng trong việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch thủy lợi phục vụ cho sản xuất là đúng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp thu ý kiến này. Thực tế, UBND tỉnh đã chỉ đạo thực hiện việc rà soát quy hoạch thủy lợi và đơn vị tư vấn cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trình phê duyệt điều chỉnh quy hoạch thủy lợi vào đầu năm 2013. Tuy nhiên, do còn nhiều ý kiến khác nhau (mặc dù Hội đồng thẩm định của tỉnh đã thông qua) nên UBND tỉnh chưa phê duyệt. Hơn nữa, hiện nay ngành chưa thực hiện xong việc điều chỉnh quy hoạch sản xuất theo hướng tái cơ cấu ngành Nông nghiệp nên còn lúng túng trong điều kiện quy hoạch thủy lợi.
 

Về nhận định “Mô hình sản xuất luân canh lúa – tôm không bền vững như mong đợi”, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng cần phải xem xét kỹ hơn đối với nhận định này. Thực tế cho thấy, mô hình này không bền vững (trồng lúa bấp bênh) là do thủy lợi chưa đảm bảo, nơi có hệ thống thủy lợi đảm bảo thì mô hình này thật sự có hiệu quả và bền vững (tôm nuôi ít bị dịch bệnh).
 

* Về việc Hội đồng đánh giá xây dựng hệ thống cống sẽ làm cản trở dòng chảy, gây ô nhiễm và đề nghị giải trình phương pháp tính toán khẩu độ cống:
 

Việc khép kín Tiểu vùng không đồng nghĩa với việc thường xuyên đóng cống gây tù đọng nước. Việc đóng mở, vận hành cống nhằm ngăn chặn khi có dịch bệnh xung quanh, ngăn chặn khi có triều cường nước dâng, khi cần điều chỉnh giáp nước. Tóm lại, việc tính toán khẩu độ cống đúng sẽ không xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường; đồng thời, điều tiết được nguồn nước tốt, đảm bảo cho nhu cầu sản xuất.
 

Việc tính toán khẩu độ cống triển khai theo mô hình thủy lực Sal 2000. Tuy nhiên, việc tính toán này đơn vị tư vấn chưa xét đến các yếu tố kết hợp phục vụ giao thông thủy, diễn biến cực đoan của thời tiết và biến đổi khí hậu nước biển dâng, nên một số cống quy mô chưa phù hợp, cần phải điều chỉnh.
 

* Về kiến nghị của Hội đồng không khép kín Tiểu vùng:
 

Theo báo cáo của Hội đồng giám định: qua khảo sát, ý kiến của chính quyền địa phương và nhân dân cũng chưa thống nhất (ở ô thủy lợi Tiểu vùng II); một số người thì đề nghị đầu tư khép kín, một số người thì đề nghị không nên đầu tư khép kín.
 

Theo các Viện, trường Thủy sản, Thủy lợi thì đề nghị nên đầu tư khép kín. Mục đích là để kiểm soát chất lượng nguồn nước phục vụ cho sản xuất (các chỉ số PH, NH3, độ mặn thì tex nhanh, các yếu tố dịch bệnh thì dựa vào thông tin của cơ quan chuyên môn, của vùng lân cận…); điều chỉnh vị trí giáp nước tránh bồi lắng; chi phí đầu tư thấp hơn so với xây dựng hệ thống đê chống tràn cho toàn bộ hệ thống kênh rạch trong tiểu vùng.
 

Thực tế hiện nay chưa có Tiểu vùng nào được khép kín để đánh giá, rút kinh nghiệm. Vì vậy, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị thực hiện phương án thí điểm khép kín Tiểu vùng V để rút kinh nghiệm (Tiểu vùng này còn đủ vốn đầu tư khép kín).
 

* Vấn đề khép kín ô thủy lợi nhỏ:
 

Theo phản ánh của nhân dân việc đầu tư khép kín, sản xuất bên trong ô thủy lợi nhỏ khó khăn hơn khi chưa đầu tư khép kín (cấp, thoát nước cho trồng lúa, nuôi tôm không đảm bảo; vận hành hệ thống cống không hợp lý, giao thông thủy khó khăn…), sản xuất vụ lú chưa thành công.
 

Theo Hội đồng giám định nguyên nhân là do: khẩu độ cống quá nhỏ; việc quản lý, vận hành cống chưa hợp lý; một bộ phận nhân dân chưa đồng tình trồng lúa do lợi nhuận không bằng tôm, nhất là tôm công nghiệp.
 

Hội đồng giám định kiến nghị: chỉ nên khép kín từng khuôn hộ; nếu cần thì thí điểm khép kín, hoàn thiện 01 ô để đánh giá, rút kinh nghiệm, nhân rộng (nếu hiệu quả).
 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp thu ý kiến và trao đổi vấn đề này như sau:
 

Việc khép kín ô thủy lợi chưa thành công, gây trở ngại cho sản xuất là đúng thực tế. Khi lập dự án (trước đây) Sở Thủy sản chưa tính toán chính xác yêu cầu khẩu độ cửa cống cấp, thoát nước; tính toán bố trí trạm bơm rửa mặn khi trồng lúa. Mặt khác, công nghệ cấp thoát nước truyền thống trước đây có mức đầu tư rất cao, nếu mở rộng khẩu độ cửa cống thì khó đáp ứng vốn đầu tư. Hiện nay, công nghệ cống mới có mức đầu tư thấp, khẩu độ cửa cống rộng…nên hạn chế này sẽ được khắc phục. Vì vậy, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất thí điểm đầu tư hoàn thiện mô hình để triển khai nhân rộng. Tuy nhiên, các vùng có thể trồng 01 vụ lúa trên đất nuôi tôm ở Nam Cà Mau có đặc điểm khác nhau, nên nghiên cứu mỗi vùng khác nhau có thể thực hiện một ô thí điểm.
 

Về đề nghị khép kín khuôn hộ thay cho khép ô, khép tiểu vùng: Thực tế đã qua, khi thủy lợi chưa đầu tư hoàn chỉnh (chưa khép kín, không có trạm bơm) thì việc thực hiện trồng lúa chủ yếu là thực hiện khép kín khuôn hộ. Tuy nhiên, việc khép kín khuôn hộ phụ thuộc vào sự đồng lòng của dân trong cả khu vực, hơn nữa chi phí bơm nước rửa mặn rất cao, không bền vững. Vì vậy, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị cân nhắc kỹ đối với đề xuất này.
 

* Vấn đề đầu tư dàn trải
 

Việc thực hiện các dự án đầu tư các Tiểu vùng thủy lợi được bắt đầu từ năm 2007 đến nay, nhưng do đầu tư dàn trải nên chưa có tiểu vùng nào được khép kín, chưa có dự án nào hoàn thành.
 

Theo Hội đồng giám định nguyên nhân là do: vốn đầu tư hạn chế, các dự án được phê huyệt quá lâu, nhiều chính sách thay đổi nên dự toán không còn phù hợp; việc xác định danh mục công trình của các dự án chưa sát nhu cầu sản xuất (ít đê ngăn triều cường); việc sắp xếp danh mục công trình theo thứ tự ưu tiên để sớm phát huy hiệu quả chưa được quan tâm.
 

Hội đồng giám định kiến nghị: dừng các công trình chưa triển khai; tiếp tục hoàn thiện các công trình dở dang.
 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp thu ý kiến và trao đổi vấn đề này như sau:
 

Việc đầu tư dàn trải là đúng thực tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin tiếp thu và báo cáo thêm: về việc xác định danh mục công trình của các dự án chưa sát nhu cầu thực tế (quá ít đê bao chống tràn) vì tại thời điểm lập dự án trước đây ảnh hưởng biến đổi khí hậu chưa nghiêm trọng, các tuyến đê này còn đáp ứng được yêu cầu sản xuất nên không được đưa vào dự án. Việc xác định danh mục thứ tự ưu tiên đầu tư đã được quan tâm tính toán (đầu tư nạo vét kênh trước, xây dựng cống sau; xây dựng cống ngăn phù sa trước, cống nội đồng sau…). Tuy nhiên, do Trung ương quy định ghi vốn không vượt tổng mức đầu tư, trong khi dự toán được phê duyệt quá lâu nên không thể đủ vốn đầu tư hoàn thiện, đồng bộ và phát huy ngay hiệu quả sau đầu tư.
 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất rà soát, lấy ý kiến dân thật kỹ trước khi xác định công trình ưu tiên đầu tư trong điều kiện vốn chưa ghi đủ. Đồng thời, tạm dùng một số công trình còn có ý kiến khác nhau (thực tế UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo tạm dừng một số công trình theo nhân dân là chưa cần thiết); đề xuất điều chỉnh bổ sung hoặc lập mới các dự án để hoàn thiện hạ tầng các tiểu vùng đang đầu tư dang dở sau khi hoàn thành việc rà soát quy hoạch và tái cơ cấu sản xuất ngành Nông nghiệp.
 

* Vấn đề khảo sát, thiết kế, thi công chưa hợp lý:
 

Qua rà soát, đánh giá cho thấy việc lập các dự án chưa sát với yêu cầu thực tế; khảo sát, thiết kế, thi công một số công trình không phù hợp (thiết kế nạo vét một số kênh còn sâu, đổ đất gây sạt lở một số đoạn kênh…)
 

Theo Hội đồng giám định nguyên nhân là do: đơn vị tư vấn, chủ đầu tư khảo sát chưa kỹ, thiếu nghiên cứu trong lập dự án, thiết kế, thi công; chính quyền và nhân dân chưa quan tâm khi lấy ý kiến góp ý.
 

Hội đồng giám định kiến nghị: kiểm tra lại việc lấy ý kiến nhân dân từ lập dự án đến thiết kế, giải pháp thi công công trình…đảm bảo sự đồng thuận rộng rãi của nhân dân trong vùng dự án.
 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp thu ý kiến và trao đổi vấn đề này như sau:
 

Việc lập các dự án không sát thực tế; thiết kế, thi công một số công trình chưa phù hợp là có thực tế; đó là hạn chế của tư vấn, của chủ đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin tiếp thu.
 

Tuy nhiên, trong đó có một số dự án do được lập quá lâu, sản xuất hiện nay so với trước đây có nhiều thay đổi nên không còn phù hợp; một số công trình nạo vét rất khó thi công, không có chỗ đổ đất (đổ lên bờ thì ảnh hưởng đến vuông tôm, ảnh hưởng đến lộ giao thông nông thôn, gây sạt lở; còn đổ tấp mé thì có thể bị sạt lở trở lại…), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang phối hợp cùng các ngành chức năng và lấy ý kiến nhân dân nghiên cứu giải pháp thi công khắc phục tình trạng này.

 

Huyện Thới Bình

Dân số : 135,681 người

Diện tích : 636.4 km2

Huyện U Minh

Dân số : 101,815 người

Diện tích : 771.8 km2

Thành phố Cà Mau

Dân số : 222,991 người

Diện tích : 249.2 km2

Huyện Trần Văn Thới

Dân số : 189,126 người

Diện tích : 697.5 km2

Huyện Đầm Dơi

Dân số : 183,332 người

Diện tích : 810.0 km2

Huyện Cái Nước

Dân số : 138,444 người

Diện tích : 417,1 km2

Huyện Phú Tân

Dân số : 103,894 người

Diện tích : 448.2 km2

Huyện Năm Căn

Dân số : 65,719 người

Diện tích : 482,8 km2

Huyện Ngọc Hiển

Dân số : 77,819 người

Diện tích : 708.6 km2

© Bản quyền thuộc Ban QLDA công trình NN&PTNT Tỉnh Cà Mau

Địa chỉ: Số 5, Đường Tạ An Khương, P5, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau

Mã số thuế: 2001130492

Điện thoại: 0290.383.0707 – Fax: 0290.355.1158 - Email: banqldactnn@gmail.com

® Ghi rõ nguồn "Ban QLDA công trình NN&PTNT Tỉnh Cà Mau " khi phát lại thông tin từ website này.

 
Chung nhan Tin Nhiem Mang ipv6 ready