image banner
Trang thông tin điện tử đang trong giai đoạn thử nghiệm. Chào mừng bạn đến với trang thông tin điện tử Ban QLDA công trình NN&PTNT tỉnh Cà Mau !

Huyện Thới Bình

Dân số : 135,681 người

Diện tích : 636.4 km2

Huyện U Minh

Dân số : 101,815 người

Diện tích : 771.8 km2

Thành phố Cà Mau

Dân số : 222,991 người

Diện tích : 249.2 km2

Huyện Trần Văn Thới

Dân số : 189,126 người

Diện tích : 697.5 km2

Huyện Đầm Dơi

Dân số : 183,332 người

Diện tích : 810.0 km2

Huyện Cái Nước

Dân số : 138,444 người

Diện tích : 417,1 km2

Huyện Phú Tân

Dân số : 103,894 người

Diện tích : 448.2 km2

Huyện Năm Căn

Dân số : 65,719 người

Diện tích : 482,8 km2

Huyện Ngọc Hiển

Dân số : 77,819 người

Diện tích : 708.6 km2

Huyện Thới Bình

Dân số : 135,681 người

Diện tích : 636.4 km2

Huyện U Minh

Dân số : 101,815 người

Diện tích : 771.8 km2

Thành phố Cà Mau

Dân số : 222,991 người

Diện tích : 249.2 km2

Huyện Trần Văn Thới

Dân số : 189,126 người

Diện tích : 697.5 km2

Huyện Đầm Dơi

Dân số : 183,332 người

Diện tích : 810.0 km2

Huyện Cái Nước

Dân số : 138,444 người

Diện tích : 417,1 km2

Huyện Phú Tân

Dân số : 103,894 người

Diện tích : 448.2 km2

Huyện Năm Căn

Dân số : 65,719 người

Diện tích : 482,8 km2

Huyện Ngọc Hiển

Dân số : 77,819 người

Diện tích : 708.6 km2

Dự án Tiểu vùng thủy lợi II, V, XVIII – Nam Cà Mau
Màu chữ

Với mục tiêu tiến hành xây dựng hệ thống thủy lợi theo từng vùng khép kín, đảm bảo cấp thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và thủy sản, kết hợp với xây dựng giao thông thủy, bộ, góp phần xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nhân dân, UBND tỉnh đã phê duyệt.

 

Theo đó, dự án Tiểu vùng thủy lợi II  được phê duyệt vào năm 2003; dự án Tiểu vùng thủy lợi V được phê duyệt vào năm 2004 và năm 2008 UBND tỉnh Cà Mau đã phê duyệt dự án Tiểu vùng thủy lợi XVIII – Nam Cà Mau, nhưng đến năm 2007, 2008, mới lần lượt bố trí vốn trái phiếu Chính phủ (TPCP) cho dự án Tiểu vùng II và V, đến năm 2012 mới bối trí vốn ngân sách Trung ương (NSTW) hỗ trợ cho dự án Tiểu vùng XVIII để thực hiện.
 

Tổng số vốn đã bố trí cho 3 dự án từ khi triển khai đến năm 2014 là: 369,261 tỷ đồng; đến cuối tháng 5/2014 đã giải ngân 317,651 tỷ đồng. Trong đó: Dự án Tiểu vùng II đã bố trí vốn 110,176 tỷ đồng, đến cuối tháng 5/2014 đã giải ngân 99,196 tỷ đồng; Dự án Tiểu vùng V đã bố trí vốn 103,127 tỷ đồng; đến cuối tháng 5/2014 đã giải ngân 75,985 tỷ đồng; Dự án Tiểu vùng XVIII đã bố trí vốn 155,598 tỷ đồng; đến cuối tháng 5/2014 đã giải ngân 142,47 tỷ đồng.
 

Dự án do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau làm chủ đầu tư. Cơ quan giám định là Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Cà Mau. Kết quả giám định cho rằng: Dự án phù hợp với quy hoạch thủy lợi của tỉnh và đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, triển khai thực hiện đúng nội dung dự án được duyệt. Tuy nhiên, dự án thực hiện chậm do nhiều nguyên nhân, nhất là vốn. Bên cạnh đó, nhu cầu phát triển sản xuất thay đổi nhanh, nên nhiều nội dung của dự án không phù hợp với nhu cầu thực tế. Cụ thể:
 

Đối với Dự án thủy lợi Tiểu vùng II – Nam Cà Mau
 

Tiểu vùng II – Nam Cà Mau, thuộc xã Lợi An – huyện Trần văn Thời, xã Phú Hưng và xã Thạnh Phú – huyện Cái Nước.
 

Dự án được UBND tỉnh phê duyệt đầu tư vào tháng 1/2003. Mục tiêu của dự án là đẩy mạnh phát triển sản xuất theo hướng tổng hợp, hiệu quả và bền vững; chủ động giữ ngọt, tháo úng, rửa phèn để phát triển sản xuất một vụ lúa trên đất nuôi tôm; đảm bảo cấp nước và tháo nước cho nuôi trồng thủy sản; cải thiện hệ thống giao thông thủy kết hợp với xây dựng giao thông nông thôn, bảo vệ môi trường, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân.
 

Dự án có diện tích 6.385 ha, xác định xây dựng 14 cống, 21 kênh phải nạo vét, tổng chiều dài 65.584 m và hệ thống đê bao 30.725 m. Tổng mức đầu tư điều chỉnh năm 2007 là 110,912 tỷ đồng; năm 2013 bổ sung 16 cống, tăng vốn đầu tư lên 220 tỷ đồng.
 

Kết quả đã thi công hoàn thành đưa vào sử dụng 21/21 kênh, các kênh nạo vét xong đưa vào sử dụng đều phát huy hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, tiêu úng, rửa mặn, phèn, cấp thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, thúc đẩy sản xuất phát triển, đời sống người dân được nâng lên, tạo điều kiện xây dựng giao thông nông thôn, lưu thông đi lại được thuận lợi.
 

Xây dựng xong 5 cống (Cống KG2, Lung Dừa, SĐ5, SĐ6 và SĐ7), nhưng hệ thống cống chưa hoàn chỉnh, nên chưa có cơ sở đánh giá hiệu quả.

Khó khăn, vướng mắc hiện nay:
 

Do thời gian nạo vét đã khá lâu nên hiện tại một số kênh bị bồi cạn, phục vụ sản xuất kém hiệu quả, đời sống người dân khó khăn, yêu cầu bức xúc là phải được nạo vét lại. Qua thời gian sử dụng, người dân nhận thấy xây cống khép kín lưu thông đi lại gặp khó khăn, nguồn nước bị tù đọng, ô nhiễm.
 

Theo phản ảnh của một số bà con do xây cống khép kín và quy trình vận hành cống không theo sát nhu cầu thực tế sản xuất (mỗi chu kỳ đóng hoặc mở cống kéo dài hoặc không đúng thời điểm), do khẩu độ cống nhỏ nên giao thông thủy khó khăn, không đảm bảo cấp nước, tháo nước kịp thời phục vụ cho sản xuất, nguồn nước bị tù đọng thời gian dài không được tháo rửa, gây ô nhiễm làm thiệt hại cho sản xuất. Mặc dù xây cống khép kín nhưng cống khép không kín nên nước trong kênh vẫn mặn như bên ngoài, do vậy không trồng được một vụ lúa trên đất nuôi tôm. Điển hình như 02 ô thủy lợi khép kín Đường Cộ và Bộ Nhồng (xã Phú Hưng); ấp Sở Tại, Trần Độ xã Thạnh Phú được xây dựng từ năm 2007 (do Sở Thủy sản đầu tư) áp dụng mô hình sản xuất đa canh, đa con và trồng một vụ lúa trên đất tôm hiệu quả không cao, đặc biệt vài năm trở lại đây trồng một vụ lúa trên đất tôm càng khó khăn, do khó rửa được mặn nên hiệu quả không hơn ngoài vùng khép kín, ngược lại còn bị tác động tiêu cực ở các mặt khác.
 

Việc bố trí công trình chưa phù hợp với mục tiêu dự án, cụ thể có 30 cống như đã xác định trên bản đồ vùng dự án, nhưng trong dự án phê duyệt năm 2003 chỉ xác định xây dựng 14 cống là không đảm bảo mục tiêu khép kín tiểu vùng. Đến cuối năm 2013 chủ đầu tư mới đề nghị cho bổ sung thêm 16 cống nhưng do không có vốn và lúc này đã có nhiều ý kiến khác nhau về giải pháp khép kín tiểu vùng nên UBND tỉnh chưa cho bổ sung.
 

Do việc khép kín chưa đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất cả tôm lẫn lúa, gây khó khăn rất lớn cho việc đi lại của người dân. Nhưng cán bộ và nhân dân ở tiểu vùng này còn có nhiều ý kiến khác nhau, một số người (kể cả lãnh đạo xã) đề nghị tiếp tục bổ sung cống cho tất cả các vị trí chưa được bố trí cống trong tiểu vùng, thực hiện giải pháp đầu tư cống khép kín; một số người dân không đồng tình với khép kín, yêu cầu nhà nước tập trung nạo vét kênh mương, xây dựng đê bao, bờ bao chống tràn, gắn với xây dựng lộ giao thông nông thôn, dân tự khép hộ để chủ động trong sản xuất thì hiệu quả hơn.

Cơ quan thẩm định đề xuất:
 

Không xây dựng cống khép kín tiểu vùng; tiếp tục nạo vét sông, kinh, rạch đã bị bồi lắng, đầu tư đê bao, bờ bao chống tràn, kết hợp xây dựng giao thông nông thôn ngày càng hoàn thiện; hướng dẫn nhân dân củng cố bờ, cống khuôn hộ để phục vụ sản xuất theo từng loại hình phù hợp. Nguồn nước phục vụ sản xuất của vùng này bị nước thải của khu công nghiệp Hòa Trung làm ô nhiễm, cần phải được khắc phục sớm.

Đối với Dự án thủy lợi Tiểu vùng V – Nam Cà Mau:
 

Dự án thủy lợi Tiểu vùng V – Nam Cà Mau thuộc xã Phú Tân, Tân Hải, Phú Mỹ và thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân.
 

Dự án được UBND tỉnh phê duyệt đầu tư giai đoạn 1 (tháng 10/2008); giai đoạn 2 và 3 (tháng 8/2009). Mục tiêu Dự án là phát triển sản xuất theo hướng sinh thái bền vững, gắn sản xuất với bảo vệ môi trường; kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản; xây dựng mô hình sản xuất lúa, tôm tiên tiến; không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống người dân.
 

Dự án chia làm 4 vùng khép kín, với tổng diện tích sản xuất 9.052ha. Hệ thống cống phải xây dựng 32 cống; hệ thống kênh phải nạo vét 17 kênh, tổng chiều dài 73.592m và xây dựng hệ thống đê bao. Tổng vốn đầu tư (điều chỉnh) 331,412 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án đến 2015.
 

Kết quả đã thi công nạo vét hoàn thành 17/17 kênh đưa vào phục vụ sản xuất năm 2009. Đang triển khai thiết kế 10 cống; trong đó, có 2 cống đang giải phóng mặt bằng (Công Nghiệp và Cái Cám) và đang xét thầu 3 cống. Nói chung hệ thống kênh được nạo vét hoàn thành đưa vào sử dụng trong những năm đầu phát huy tác dụng, năng suất, hiệu quả tôm nuôi được tăng lên, lưu thông thuận lợi, đời sống người dân được cải thiện.
 

Những khó khăn, vướng mắc hiện nay là:
 

Việc triển khai thi công các công trình của dự án còn chậm, không đồng bộ. Do đó dự án chưa phục vụ được yêu cầu thúc đẩy sản xuất phát triển như mục tiêu đề ra.
 

Hiện tại Tiểu vùng này từ 3 năm trở lại đây không trồng được một vụ lúa trên đất nuôi tôm do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, mặn về sớm và khi dân đưa nước mặn vào nuôi tôm, mặn thấm vào đất ngày càng nhiều. Hiện nay, chủ yếu là sản xuất chuyên tôm và đang phát triển mạnh nuôi tôm công nghiệp. Từ thực tế trên, phần đông bà con không đồng tình với xây cống khép kín tiểu vùng, vả lại theo thiết kế hiện tại khẩu độ cống nhỏ hơn dòng chảy sông, rạch tự nhiên rất nhiều, nên không đảm bảo cho việc cấp nước và thoát nước nuôi tôm, nhất là nuôi tôm công nghiệp, sẽ làm cho nguồn nước bị tù đọng và ô nhiễm, gây khó khăn thêm cho sản xuất và gây trở ngại cho việc lưu thông đi lại của người dân.
 

Hầu hết, bà con nông dân kiến nghị Nhà nước tập trung vốn đầu tư nạo vét kênh mương cho thông thoáng để cho việc cấp nước và thoát nước nuôi tôm dễ dàng, gắn với xây dựng đê bao chống tràn, kết hợp với giao thông nông thôn. Đầu tư như vậy là thiết thực, phù hợp với lòng dân. Kể cả những nơi dân còn trồng một vụ lúa trên đất nuôi tôm khi thời tiết thuận lợi cũng chỉ nên khuyến khích dân tự khép kín khuôn hộ hoặc liên hộ để dân chủ động trong sản xuất. Thực tế từ năm 2007 ở tiểu vùng này Sở Thủy sản đã xây dựng ô khép kín ở ấp Vàm Xáng (xã Phú Mỹ) và ấp Đường Cày, Cống Đá (xã Phú Tân) sản xuất không hiệu quả, sinh hoạt đi lại bằng đường thuỷ của người dân gặp khó khăn, trao đổi hàng hóa cũng bị bất lợi nên người dân ở đây đề nghị không khép kín và nên tháo dở các cống đã có để dòng chảy lưu thông, thuận lợi cho sản xuất và kiến nghị với chính quyền địa phương không tiếp tục xây cống khép kín tiểu vùng.

Việc trồng 01 vụ lúa trên đất nuôi tôm thiếu ổn định và hiệu quả th
ấp, cụ thể: Xã Phú Thuận (huyện Phú Tân, tiểu vùng V), từ năm 2005 đến năm 2013 gieo cấy 2.801 ha, thiệt hại 2.623 ha. Hay tiểu vùng II như: huyện Cái Nước năm 2007 gieo cấy 2.038 ha, thiệt hại 333 ha, năm 2010 gieo cấy 352 ha, thiệt hại 300 ha; huyện Trần Văn Thời năm 2013 gieo cấy 4.657 ha, thiệt hại 2.417 ha...
 

Ô thủy lợi khép kín Trần Độ và Vàm Xáng (Sở Thủy sản đầu tư) dân khẳng định việc khép ô đã qua không hiệu quả, ngược lại còn gây khó khăn cho sản xuất và lưu thông. Thực tế nơi đây một số hộ trong ô hay ngoài ô thủy lợi khép kín, nếu áp dụng phương thức khép hộ hoặc liên hộ vẫn giữ ngọt được khoảng 5 tháng, thời gian này đủ cho trồng 01 vụ lúa trên đất nuôi tôm. Phương thức này sẽ tạo điều kiện phát huy tính linh hoạt, xử lý kịp thời sự cố nếu có, ngoài ra còn làm cho môi trường tốt hơn do lưu thông nước tốt, giao thông thủy dễ dàng đi lại, vận chuyển hàng hóa thuận tiện và khi cần đưa phương tiện vào sên vét không bị cản trở, phù hợp với loại hình sản xuất hộ cũng như các loại hình sản xuất đan xen nhau.
 

Tương tự như trên, các ô khép kín do Sở Thủy sản đầu tư như: tại ấp Đường Cày – Cống Đá (Phú Tân), ấp Đường Cộ, ấp Bộ Nhồng xã Phú Hưng (Cái Nước)… nhiều năm qua sản xuất hiệu quả thấp. Trong khi đó nhiều nơi ở huyện Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời, Cái Nước… dân tự khép khuôn hộ hoặc liên hộ thì sản xuất vẫn hiệu quả hơn (ví dụ như xã Lợi An, dự án chưa khép kín, nhưng dân tự khép hộ, sản xuất một vụ lúa trên đất nuôi tôm có hiệu quả).
 

Cơ quan giám định đề xuất:
 

Đề nghị không khép kín tiểu vùng mà nên bồi trúc đê bao, bờ bao thật vững chắc, đối với khuôn hộ, để dân tự khép hộ hoặc liên hộ đảm bảo phục vụ sản xuất. Chủ dự án nên cùng với địa phương khảo sát thực tế thật cẩn thận, cần thiết có thể xây cống ở những kênh đầu nguồn và các cửa sông giáp biển nhằm ngăn phù sa và ngăn triều cường theo mùa (chủ yếu là phía tiếp giáp biển).
 

Việc trồng lúa trên đất nuôi tôm giúp cải thiện môi trường sinh thái và tạo được nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng chứng minh rằng, do nuôi tôm phải có thời gian phơi vuông để cải tạo, khi đất mặt trảng bị khô nứt, độ mặn thâm nhập vào lòng đất mỗi năm một ít, nên việc rửa mặn để trồng một vụ lúa càng lúc càng gặp khó khăn. Thay cho trồng lúa để giúp xử lý môi trường sinh thái trong đầm nuôi tôm bằng phương pháp sinh học thì nhiều nơi người dân trồng cỏ.
 

Đối với Dự án thủy lợi Tiểu vùng XVIII – Nam Cà Mau:
 

Tiểu vùng XVIII -  Nam Cà Mau, thuộc các xã Nguyễn Huân, Tân Dân và Tân Tiến huyên Đầm Dơi.
 

Dự án được UBND tỉnh phê duyệt đầu tư tháng 5/2004 và được điều chỉnh giai đoạn 1 (tháng 4/2013). Mục tiêu của dự án là khai thác và phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân; chủ động ngăn nguồn nước ô nhiễm; cung cấp và tiêu thoát nước mặn phục vụ cho 14.031 ha đất nuôi trồng thủy sản; cải thiện giao thông thủy, kết hợp làm bờ bao chống tràn, gắn với xây dựng lộ nông thôn; phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Dự án có 29 cống phải xây dựng, 31 kênh phải nạo vét. Tổng vốn đầu tư 833 tỷ đồng (điều chỉnh lại từ 331 tỉ lên 833 tỉ). Thời gian thực hiện dự án 2013 – 2015.
 

Kết quả thi công nạo vét hoàn thành 25 kênh đã đưa vào sử dụng. Đang triển khai thi công 11 cống, trong đó tạm dừng thi công 4 cống, do chưa đảm bảo các yếu tố phục vụ sản xuất và sinh hoạt đời sống (Cống Chùm Lựu, Láng Cháo, Thợ Tỉnh, Kênh Mới). Nhìn chung hệ thống kênh được nạo vét thông thoáng, phục vụ tốt cho việc cấp nước, thoát nước cho nuôi trồng thủy sản, năng suất, hiệu quả sản xuất tăng lên, đời sống người dân được cải thiện.
 

Những khó khăn, vướng mắc hiện nay:
 

Khi điều chỉnh dự án năm 2012 có thực hiện bước lập thẩm định và phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án (Quyết định số 1872/QĐ-UBND ngày 26/12/2012), nhưng nội dung Báo cáo chủ yếu mới đề cập đến các tác động của quá trình thi công công trình, chưa xem xét đến sự biến đổi đa dạng sinh học, suy thoái môi trường, các tác động khi vận hành dự án (sau đầu tư) như thế nào? nghĩa là chưa đúng quy định tại Phụ lục số 4, Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đây chính là vấn đề các hộ nông dân vùng dự án đặt ra trong lần làm việc với các xã và các hộ dân trong tiểu vùng tại UBND xã Tân Dân ngày 17/5/2014.
 

Khép kín Tiểu vùng chuyên tôm ảnh hưởng đến việc lưu thông dòng chảy, vì khẩu độ cống nhỏ, khi nguồn nước xả chưa ra tới ngoài thì quay ngược trở lại và được lấy vào vuông nuôi. Nếu người nuôi tôm xả nước trong vuông có tôm bị bệnh ra ngoài môi trường sẽ tạo cơ hội cho mầm bệnh lây lan, thiệt hại khó lường.
 

Khép kín còn ảnh hưởng rất lớn đến việc tháo nước vào những lúc mưa lớn, vì khi mưa lớn sẽ tạo nên hiện tượng phân tầng nước trong vuông, chất mùn bã hữu cơ sẽ phân hủy nhanh, do tầng đáy nhiệt độ cao hơn, tạo nên hiện tượng thiếu ô xy ở tầng đáy, lúc này tôm sẽ di chuyển lên tầng mặt để lấy ô xy, khi lên đến tầng mặt bị sốc độ mặn, do tầng mặt nước ngọt (nước mưa), tôm bị suy yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh tấn công. Vì vậy những lúc mưa lớn rất cần việc xả lớp nước tầng mặt, nếu vận hành cống không kịp thời tôm nuôi sẽ gặp nguy hiểm.
 

Theo mục tiêu của dự án, khi khép kín tiểu vùng sẽ tổ chức vận hành đóng mở cống tạo được nguồn nước sạch để phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản. Để thực hiện được mục tiêu này không đơn giản, vì nếu như sử dụng các dụng cụ đo nhanh tại hiện trường, chỉ đo được một số chỉ tiêu như pH, độ trong, độ mặn, NH¬3¬; nhưng chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước là phải phân tích hàm lượng COD, vi khuẩn…; những chỉ tiêu này phải phân tích tại phòng thí nghiệm. Việc thu mẫu đem về phòng thí nghiệm phân tích và cho được kết quả cũng phải mất vài ngày, khi đã có kết quả thì nguồn nước lấy mẫu đã di chuyển đi nơi khác, nên nguồn nước hiện tại lấy vào không phải là nguồn nước lấy mẫu phân tích. Mặt khác, hiện nay Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản có lấy mẫu nguồn nước để quan trắc một số chỉ tiêu như đã nêu trên, định kỳ mỗi tháng 02 lần tại những con sông lớn đầu nguồn cung cấp nước cho các vùng nuôi trên địa bàn tỉnh Cà Mau; kết quả được thông báo trên Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh để người dân biết và chủ động trong việc cấp nước vào vuông nuôi, nên việc khép kín tiểu vùng để thực hiện mục tiêu trên trong thời điểm nguồn kinh phí còn khó khăn như hiện nay là chưa cần thiết và không khả thi.
 

Việc triển khai xây dựng hệ thống cống khép kín chưa được sự đồng tình của người dân. Bởi thực tế sản xuất nhiều năm qua cho thấy, toàn huyện Đầm Dơi nói chung, Tiểu vùng XVIII nói riêng không sản xuất được một vụ lúa trên đất nuôi tôm, mà chủ yếu là sản xuất chuyên tôm. Do vậy hầu hết bà con cho rằng sản xuất chuyên tôm thì không nên xây cống khép kín, vì Tiểu vùng này nằm cặp với biển Đông, hệ thống sông, rạch thông suốt ra biển, đây là điều kiện tự nhiên đặc biệt thuận lợi cho cấp nước và tháo nước để nuôi tôm, nếu xây cống khép kín vừa lãng phí, vừa làm cản trở dòng chảy tự nhiên, sẽ không đảm bảo cấp và thoát nước cho nuôi tôm, gây ứ đọng và ô nhiễm nguồn nước.
 

Khâu khảo sát để thi công một số công trình chưa cẩn thận, nên xảy ra tình trạng có kênh còn sâu nhưng đưa vào danh mục nạo vét, trong khi đó có kênh đã cạn nhiều năm, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước phục vụ cho nuôi trồng thủy sản của người dân thì chưa được đưa vào danh mục nạo vét. Bên cạnh đó, việc đưa cơ giới vào thi công một số kênh chưa phù hợp, như kênh lớn đưa cơ giới nhỏ, nên xảy ra tình trạng một ít nơi đất nạo vét đưa lên cặp bờ sông, khi mùa mưa đến, lượng đất nhanh chóng tuột xuống kênh, làm cho kênh mau bị bồi lắng, có kênh nạo vét quá sâu gây sạt lở ven bờ.
 

Qua buổi làm việc tại xã Tân Dân, thành phần tham dự gồm một số hộ dân và cán bộ của xã Tân Dân, Nguyễn Huân, Tân Tiến và một số phòng chuyên môn của huyện trên 50 người, tất cả người dân và cán bộ tham dự trong cuộc họp đều không đồng tình với việc khép kín Tiểu vùng, vì những lý do như đã phân tích ở trên.

Cơ quan giám định đề xuất:
 

Hiện nay một số con kênh bị bồi cạn, hẹp vừa không đảm bảo cấp, thoát nước cho nuôi trồng thủy sản, vừa gây ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh làm cho năng suất tôm nuôi giảm, đời sống người dân một số nơi khó khăn, nếu  tiếp tục xây cống khép kín thì sản xuất và đời sống của người dân sẽ càng khó khăn hơn.
 

Liên hiệp Hội đề xuất nên tập trung đầu tư vốn cho nạo vét kênh mương thông thoáng; xây dựng hệ thống đê bao, bờ bao chống tràn gắn với xây dựng lộ giao thông nông thôn; không xây cống khép kín tiểu vùng.
 

Đánh giá chung về dự án:
 

Dự án đã mang lại những kết quả bước đầu, như sên vét hoàn thành hầu hết các kênh thủy lợi dự kiến nên việc cấp thoát nước tốt hơn, đáp ứng được yêu cầu bức xúc phục vụ sản xuất, nhân dân trong vùng dự án phấn khởi.
 

Hoàn thành tuyến đê tả sông Ông Đốc nhằm chống tràn góp phần bảo vệ diện tích đất sản xuất sau đê.
 

Một số cống ngăn phù sa trên tuyến sông Gành Hào đã giải quyết được nỗi băn khoăn từ lâu của nhân dân vùng này.
 

Các kết quả trên làm cho nhân dân trong vùng yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, góp phần giải quyết nhiều vấn đề xã hội và tích cực đóng góp vào việc xây dựng nông thôn mới.    

Huyện Thới Bình

Dân số : 135,681 người

Diện tích : 636.4 km2

Huyện U Minh

Dân số : 101,815 người

Diện tích : 771.8 km2

Thành phố Cà Mau

Dân số : 222,991 người

Diện tích : 249.2 km2

Huyện Trần Văn Thới

Dân số : 189,126 người

Diện tích : 697.5 km2

Huyện Đầm Dơi

Dân số : 183,332 người

Diện tích : 810.0 km2

Huyện Cái Nước

Dân số : 138,444 người

Diện tích : 417,1 km2

Huyện Phú Tân

Dân số : 103,894 người

Diện tích : 448.2 km2

Huyện Năm Căn

Dân số : 65,719 người

Diện tích : 482,8 km2

Huyện Ngọc Hiển

Dân số : 77,819 người

Diện tích : 708.6 km2

© Bản quyền thuộc Ban QLDA công trình NN&PTNT Tỉnh Cà Mau

Địa chỉ: Số 5, Đường Tạ An Khương, P5, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau

Mã số thuế: 2001130492

Điện thoại: 0290.383.0707 – Fax: 0290.355.1158 - Email: banqldactnn@gmail.com

® Ghi rõ nguồn "Ban QLDA công trình NN&PTNT Tỉnh Cà Mau " khi phát lại thông tin từ website này.

 
Chung nhan Tin Nhiem Mang ipv6 ready